NHÂN SỰ VÀ NHỮNG VẤN ĐỀ PHẢI ĐỐI MẶT TRONG PHỎNG VẤN
Đội ngũ nhân sự đóng một vai trò quan trọng trong việc tạo nên sự thành công của một tổ chức. Vì vậy, các nhà quản lý nhân sự cần liên tục trang bị cho mình những kiến thức và thông tin mới nhất để có thể vượt qua những thách thức phải đối mặt trong tương lai gần.
Có thể thấy, phỏng vấn là một khâu đặc biệt quan trọng, đáng để quan tâm và đầu tư. Ở đây trong blog này, chúng ta sẽ thảo luận về những thách thức lớn mà nhân sự thường xuyên phải phải đối mặt trong phỏng vấn.
Tóm tắt kết quả khảo sát
1) Thách thức lớn nhất mà nhà tuyển dụng phải đối mặt khi phỏng vấn là “Sếp bắt ứng viên chờ đợi mà không đưa ra kết quả”
2) Ngược lại, nhà tuyển dụng không cho rằng việc “Không biết phải hỏi gì trong một cuộc phỏng vấn” là một thách thức lớn.
Cơ sở thực hiện khảo sát
- Người tham gia khảo sát: 60 Nhà tuyển dụng Việt Nam
- Thời gian khảo sát: 22 tháng 10 năm 2022 đến 28 tháng 10 năm 2022
- Phương pháp khảo sát: Khảo sát online sử dụng công cụ bảng câu hỏi:
- 8 câu hỏi vấn đề được đưa ra trong bảng khảo sát:
1. Bạn quan tâm đến việc “Sếp bắt ứng viên chờ đợi mà không đưa ra kết quả” như thế nào?
2. Bạn quan tâm đến việc “Khó thu thập và sắp xếp các đánh giá của những người tham gia phỏng vấn” như thế nào?
3. Bạn quan tâm đến việc “Ngay cả khi là một HR giỏi, đôi khi cũng không thể đánh giá ứng viên một cách chính xác” như thế nào?
4. Bạn quan tâm đến việc “Rất khó để đánh giá ứng viên chỉ dựa trên phỏng vấn miệng” như thế nào?
5. Bạn quan tâm đến việc “Khó xếp lịch phỏng vấn” như thế nào?
6. Bạn quan tâm đến việc “Rất khó để thu hút ứng viên quan tâm đến công ty của mình chỉ trong một cuộc phỏng vấn” như thế nào?
7. Bạn quan tâm đến việc “Không biết phải hỏi gì trong một cuộc phỏng vấn” như thế nào?
8. Bạn quan tâm đến việc “Ngay cả khi phỏng vấn cho cùng một vị trí, câu hỏi của những người phỏng vấn cũng khác nhau và không có sự thống nhất” như thế nào?
Kết quả khảo sát
■ Tại sao bạn cảm thấy khó khăn khi đối mặt với vấn đề “Sếp bắt ứng viên chờ đợi mà không đưa ra kết quả” ?
- Công ty A
- Nếu thời gian phản hồi quá lâu, việc này sẽ ảnh hưởng đến thương hiệu tuyển dụng của công ty. Ứng viên sẽ nghĩ và nói với ứng viên khác rằng: “Chờ đợi kết quả công ty này rất lâu, nên ứng tuyển công ty khác”
- Ứng viên mong nhận được kết quả sớm và luôn nhắc nhở Nhân sự. Ảnh hưởng trực tiếp đến Thương hiệu tuyển dụng của Nhân sự.
- Sếp chưa có câu trả lời nên Nhân sự không biết tiếp tục tuyển dụng hay phỏng vấn người khác …
- Công ty B
- Ý là nên có action. Nếu cần ứng viên chờ đợi thì nên nhắn là bao lâu. Tốt nhất nên nhắn sớm để họ thôi nghĩ về mình, dành tâm sức cho việc khác. Nếu quyết định tuyển thì càng nên nhắn sớm, để họ cân nhắc join mình.
- Công ty C
- Thông thường ứng viên khi có nhu cầu tìm việc, đi phỏng vấn cùng lúc rất nhiều công ty.
- Một ứng viên tốt hầu như nhận được lời mời thử việc của các công ty bạn phỏng vấn
- Nên một số ứng viên khi chị liên hệ mời thử việc thì đều báo chờ lâu quá nên đã nhận việc từ công ty khác rồi.
■ Tại sao bạn cảm thấy khó khăn khi đối mặt với vấn đề “Rất khó để đánh giá ứng viên chỉ dựa trên phỏng vấn miệng” ?
- Công ty A
- Một số ứng viên đã tham gia nhiều buổi phỏng vấn (họ có thể nói những gì người phỏng vấn muốn – không phải con người thật của họ) -> Dễ dẫn đến khi làm việc không được như lời họ nói.
- Cuộc phỏng vấn dễ bị ảnh hưởng bởi cảm xúc (tâm trạng của người phỏng vấn và ứng viên) -> đưa ra quyết định sai lầm
- Công ty B
- Skill trong công việc thì có thể đánh giá bằng cách hỏi kinh nghiệm bạn. Nhưng những gì liên quan mindset khó mà trong 1-2 tiếng có thể hiểu hết. Đặc biệt là:
- Sự chủ động trong công việc
- Khả năng triển khai công việc
- Chấp nhận cam kết
- Hành xử khi có xung đột trong team
- Skill trong công việc thì có thể đánh giá bằng cách hỏi kinh nghiệm bạn. Nhưng những gì liên quan mindset khó mà trong 1-2 tiếng có thể hiểu hết. Đặc biệt là:
- Công ty C
- Vì bên chị chủ yếu tuyển dụng bên mảng kỹ thuật, phỏng vấn miệng chỉ đánh giá được 1 phần tính cách, 1 phần khả năng học hỏi và kinh nghiệm có phù hợp công việc hay không? Tuy nhiên , trong thời gian thử việc xảy ra 2 tình huống :
- Ứng viên bỏ việc do công việc ko phù hợp
- Công ty ko chấp nhận do ứng viên không đáp ứng được công việc
- Vì bên chị chủ yếu tuyển dụng bên mảng kỹ thuật, phỏng vấn miệng chỉ đánh giá được 1 phần tính cách, 1 phần khả năng học hỏi và kinh nghiệm có phù hợp công việc hay không? Tuy nhiên , trong thời gian thử việc xảy ra 2 tình huống :
■Tại sao bạn cảm thấy khó khăn khi đối mặt với vấn đề “Ngay cả khi phỏng vấn cho cùng một vị trí, câu hỏi của những người phỏng vấn cũng khác nhau và không có sự thống nhất” ?
- Công ty A
- Việc phỏng vấn sẽ phụ thuộc vào câu trả lời của ứng viên / ứng viên nên rất khó để đánh giá chính xác (khi so sánh với các ứng viên khác).
- Không có khuôn mẫu cho các câu hỏi (hỏi dựa trên kinh nghiệm / thói quen hoặc câu trả lời của ứng viên) -> Sẽ có những ứng viên được hỏi quá khó / quá dễ.
- Công ty B
- Cùng 1 vị trí mà nội dung phỏng vấn khác nhau quá nhiều, tùy interviewer trong công ty nghĩa là standard về 1 good member không thống nhất. Công ty chưa định hình được giá trị mong muốn ở 1 member. Cần xem lại nhận thức của cấp quản lí trung gian (leader, manager) về công ty & cả quá trình training, education.
- Công ty C
- Tuỳ theo mỗi cá nhân người phỏng vấn, cũng như tình huống của UV mà người phỏng vấn đưa ra những câu hỏi khác nhau. Nên chị quan tâm đến việc có nên thống nhất câu hỏi chung cho mọi UV hay không.
Hiểu được những khó khăn mà HR gặp phải, PandaTest ra đời để giải quyết các vấn đề trên
Hãy sử dụng PandaTest ngay, bắt đầu với 10 lượt dùng thử miễn phí!